top of page
Writer's pictureThanBarber

Tại sao nhịp tim khi nghỉ ngơi lại cao hơn bình thường khi đo bằng Apple Watch – VnReview &#82


Nếu đang sử dụng Apple Watch để theo dõi nhịp tim khi nghỉ ngơi, bạn hẳn sẽ để ý thấy trong khoảng thời gian cuối năm 2020, chỉ số bỗng nhảy cao hơn thông thường.

Điều gì đang xảy ra?

* Chú ý: tác giả bài viết không phải là bác sỹ. Nội dung bài viết chỉ đề cập đến mặt kỹ thuật. Nếu bạn lo lắng về việc nhịp tim khi nghỉ ngơi của mình tăng cao, hãy ngừng đọc bài viết và liên hệ bác sỹ ngay. Tuy nhiên, nếu bạn tò mò tại sao chỉ số khi đo bằng Apple Watch lại khác đi so với trước đây, hãy đọc tiếp.

Phương pháp đo nhịp tim của Apple Watch đã thay đổi như thế nào

Nhịp tim khi nghỉ ngơi thường phản ánh sức khoẻ thể chất cũng như sức khoẻ tổng quát. Bạn càng khoẻ mạnh, nhịp tim khi nghỉ của bạn sẽ càng thấp khi so sánh với những người khác cùng tuổi và giới tính. Nếu bạn đeo Apple Watch, nó sẽ đo nhịp tim khi nghỉ của bạn khi bạn ngừng di chuyển được một lúc và tính toán chỉ số trung bình trong một ngày.

Vào tháng 10 năm ngoái, cây bút Harry Guinness của trang HowToGeek đã được một phen giật mình khi chiếc Apple Watch thông báo nhịp tim khi nghỉ của anh bỗng tăng thêm 6 nhịp/phút. Harry luôn duy trì thói quen tập thể dục, không dùng bất kỳ loại thuốc nào, và lối sống của anh cũng không có sự thay đổi.

Vậy thì điều gì đã thay đổi? Chính là hệ điều hành của chiếc Apple Watch.

Apple nói rõ rằng nhịp tim khi nghỉ ngơi không bao gồm nhịp tim của bạn khi ngủ

Khi ra mắt watchOS 7 vào tháng 9/2020, Apple đã chính thức giới thiệu tính năng theo dõi giấc ngủ. Trước đó, người dùng Apple Watch vẫn có thể theo dõi mọi thứ khi ngủ bằng một ứng dụng bên thứ ba. Điều đó có nghĩa hiện nay, chiếc đồng hồ thông minh này đã có thể tự theo dõi nhịp tim khi nghỉ ngơi của chủ nhân trong quá trình ngủ.

Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là watchOS 7 cùng tính năng theo dõi giấc ngủ của nó không tính kết quả nhịp tim khi nghỉ ngơi đo được trong quá trình ngủ – vốn rất thấp – vào kết quả nhịp tim khi nghỉ ngơi trung bình thường ngày, khiến kết quả này tăng lên.

Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy nhịp tim của Harry khi ngủ giảm xuống chỉ còn 46 nhịp/phút.

Nếu bạn cũng đeo Apple Watch khi đi ngủ và gặp tình trạng tương tự, khả năng cao đó là điều đang diễn ra với bạn.

Những yếu tố nào khác có thể khiến nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn tăng lên?

Tất nhiên, các bản cập nhật phần mềm không phải là thứ duy nhất có thể làm tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn. Chỉ số này còn bị ảnh hưởng bởi:

– Tình trạng stress

– Caffeine

– Độ tuổi

– Thời điểm đo trong ngày

– Mức độ hoạt động

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác nữa chưa được đề cập ở đây, do đó nếu bạn lo lắng về sự thay đổi đột ngột trong nhịp tim khi nghỉ ngơi của mình, hãy liên hệ bác sỹ ngay.

Cách làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi

Nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp đồng nghĩa tình trạng thể chất tốt, tức sức khoẻ tổng quát tốt. Đó chỉ là một trong nhiều chỉ số báo hiệu tình trạng cơ thể, hoàn toàn không phải một con số ma thuật đặc biệt nào đó.

Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi của mình bằng cách tăng cường sức khoẻ tim mạch, qua đó gián tiếp mang lại một số lợi ích khá tuyệt về sức khoẻ tổng quát, như giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường típ 2, huyết áp cao, tâm thần, Alzheimer, và một số loại ung thư.

Không may là, giải pháp chính vẫn là tập thể dục thể thao. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy thử chạy/đi bộ mỗi ngày và cố gắng đạt được cột mốc 5km sau 6 tuần lễ. Bạn cũng có thể đăng ký các chương trình huấn luyện cá nhân nếu cần người trợ giúp, hoặc nếu đang tập thể dục mỗi ngày, hãy thử tăng cường độ các bài tập lên.

Và tất nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định tham gia bất kỳ hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực nào mà bạn chưa từng thử trước đây.

Minh.T.T (Tham khảo HowToGeek)

Nguồn: Google News

Đánh giá

Commenti


ma-giam-gia-aa.png
file.jpg
bottom of page