top of page
Writer's pictureThanBarber

Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Đăng ký VPS Vultr giá rẻ tại đây: bit.ly/VultrSale

1. Vps Vultr là gì?

VPS Vultr là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS Server do công ty Choopa, LLC. Vultr được thành lập năm 2014, với 16 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới được tối ưu hoá, và dĩ nhiên, ổ cứng của Vultr 100% là SSD. Chính vì thế, Vultr là một địa chỉ cung cấp VPS Server uy tín và hiện tại lượng người dùng của Vultr hiện tại đã lên con số hơn 100 nghìn người.





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

2. Ưu điểm của Vultr

  1. Vultr có 16 trung tâm dữ liệu, vì thế việc kết nối từ quốc gia của bạn đến trung tâm dữ liệu diễn ra rất nhanh chóng. Tại Việt Nam, bạn có thể chọn cho mình quốc gia Nhật Bản hoặc Singapore để làm Server. Mình thường dùng của Nhật Bản, bởi vì đây là quốc gia gần Việt Nam và khả năng kết nối internet của Nhật Bản… thì bạn cũng biết rồi đấy, khá là nhanh chóng.

  2. Hệ thống phần cứng của Vultr sử dụng 100% là ổ cứng SSD nên việc truy xuất dữ liệu của bạn được trôi chảy và nhanh chóng hơn.

  3. Giá VPS của Vultr rất rẻ, chỉ 2.5 $ một tháng. Đúng, chỉ 2.5 $ một tháng cho một VPS với cấu hình 1 CPU 512 MB RAM 10GB SSD. Gói VPS này Vultr ra mắt đã đánh bật được khá nhiều đối thủ phân khúc giá thấp. Và bên dưới là bảng giá đầy đủ của hệ thống VPS Vultr.

  4. Khả năng “Deploy” một VPS Server mới của Vultr. Vultr tự tin rằng mình có thể Deploy một VPS Server dưới 60 giây, mình thực sự rất bất ngờ và đã được trải nghiệm thử.

  5. Hệ thống Snapshots hoàn toàn miễn phí (tại thời điểm viết bài ngày 07/03/2019). Tại thời điểm hiện tại, bạn có thể tạo nhiều bản Snapshots mà không bị Vultr tính phí — quá tốt đúng không nào

  6. Bạn có thể mở rộng dung lượng của vps server của mình bằng cách mua thêm dung lượng từ Vultr với giá rất rẻ, chỉ 1$ là bạn đã có 10 GB dung lượng cộng thêm

Ngoài ra, Vultr còn rất nhiều ưu điểm khác nữa…

3. Nhược điểm của Vultr

Khi nói đến nhược điểm của Vultr, cá nhân mình thấy rằng Vultr thực sự không làm tốt khâu chăm sóc khách hàng. Bởi vì, Vultr chỉ cung cấp cho người dùng hỗ trợ qua dạng Ticket, và thời gian trả lời cũng nghịch giờ Việt Nam.

Thiếu trò chuyện trực tiếp và gọi điện thoại là nhược điểm của dịch vụ khách hàng của công ty này vì hai phương pháp này không chỉ giúp khắc phục vấn đề càng sớm càng tốt mà còn tăng mức độ tin cậy từ mọi người. Do đó, về khía cạnh này, Vultr không đáp ứng được cho người dùng.

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký và tạo VPS Vultr

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký và tạo VPS Vultr. Bạn sẽ thấy quá trình tạo VPS Vultr rất đơn giản.

Chỉ vài phút là bạn có VPS và website WordPress.

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Đầu tiên bạn truy cập Vutrl.com để tạo một tài khoản.

Sau khi verify địa chỉ email, bạn đăng nhập vào control panel của Vultr.

Tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình khuyến mại tặng credit đã không còn.

Hiện tại chỉ còn chương trình tặng 3$ khi bạn chia sẻ Vultr trên Twitter của bạn.

Click vào biểu tượng chữ V bạn sẽ nhìn thấy link nhận khuyến mại. Click vào đó





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Bây giờ bạn click vào tất cả các nút để nhận được 3$ khuyến mại

Tiếp theo bạn click vào Billing để nạp tiền.

Có 2 hình thức nạp tiền: PayPal và Credit Card. Bạn nên chọn PayPal cho thanh toán nhanh gọn.

Bước 2: Tạo một VPS hay máy chủ Linux mới

Click vào biểu tượng dấu cộng to đùng ở mép trên bên phải hoặc click vào phần Servers để bắt đầu triển khai một con VPS mới.

Có 3 hình kiểu máy chủ để bạn chọn:

  1. Vultr Cloud Compute: máy chủ VPS thông thường. Phần lớn trường hợp bạn sẽ chọn kiểu này.

  2. Storage Instance: VPS phục vụ nhu cầu lưu trữ lớn

  3. Dedicated Instance: máy chủ chuyên dụng dành cho website khủng cần tài nguyên lớn.

Mặc định hình thức VC2 sẽ được chọn.

Tiếp theo, bạn cần chọn Server Location.

Với Website tiếng Việt, bạn chọn một trong 2 location: Nhật Bản hoặc Singapore.





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Tiếp theo, chọn hệ điều hành — Server Type. Mặc định CentOS 7 được chọn. Bạn cũng có thể chuyển sang dùng Ubuntu nếu bạn thích cài đặt EasyEngine sau này.

Cá nhân bạn khuyên bạn nên chọn CentOS kết hợp với VPSSIM để có server và website có hiệu suất nhất. Thêm nữa, VPSSIM có đầy đủ chức năng mà một website cần có.

Tiếp theo chọn Server Size — cấu hình cho máy chủ

Vultr có gói 2.5$ nhưng gói này hiện chỉ còn ở Location Mỹ. Với location Châu Á gói rẻ nhất là 5$. Nếu bạn có nhu cầu nhiều hơn thì chọn gói cao hơn.

Gói 5$ là đủ cho website trung bình.

Lưu ý: Bạn có thể dùng tính năng snapshot để upgrade lên cấu hình cao hơn. Nhưng downgrade thì không được.

  1. Chọn các tính năng thêm vào — Additional Features.

  2. Enable IPv6: kích hoạt địa chỉ IP 6 miễn phí nên chọn

  3. Enable Private Network: thêm một IP nội mạng để kết nối với VPS cùng location. Nếu có nhu cầu thì chọn.

  4. Enable Auto Backups: Tự động sao lưu VPS giá rẻ nên chọn.

  5. Enable DDOS Protection: bật tính năng chống DDOS khá đắt 10$/tháng và chỉ có sẵn ở một số location. Như hình dưới mình chọn location Singapre thì không có.

Tiếp theo bạn thêm startup scripts. Đây là tính năng thêm một chương trình muốn chạy khi khởi động VPS. Bỏ qua nếu bạn không cần.

Thêm SSH Keys giúp kết nối SSH với VPS bảo mật hơn. Bạn làm sau khi tạo VPS.

Cuối cùng, nhập vào tên hostname và label. Click nút Deploy để tạo VPS.





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Đến đây bạn đã tạo xong VPS Vultr.

Hướng dẫn cách quản lý VPS Vultr đơn giản, dễ hiểu

Trong trang quản lý VPS Vultr (my.vultr.com) ta cần quan tâm tới 2 phần:

  1. Quản lý tài khoản: quản lý các thông tin thanh toán, số Credits có trong tài khoản, các thông tin để làm tiếp thị liên kết (Affiliates), thông tin hỗ trợ (Support Ticket)…

  2. Quản lý VPS: quản lý trực tiếp các gói VPS hiện có, bao gồm các tính năng reboot, xóa, cài đặt lại, mở rộng tài nguyên, kích hoạt thêm các dịch vụ khác…hay đăng nhập trực tiếp vào VPS qua giao diện dòng lệnh Console.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ từng phần.

1. Quản lý tài khoản Vultr

Có 5 mục quản lý tài khoản nằm ở Menu đứng bên tay trái, cụ thể:

  1. Servers: danh sách các VPS bạn đang chạy và các thành phần liên quan, ta sẽ tìm hiểu ở phần Quản lý VPS Vultr phía dưới.

  2. Billing: thông tin credits hiện có, lịch sử thanh toán và bạn có thể nộp tiền bằng các phương thức Credit Card, Paypal, Bitcoin hay nhập mã coupon để nhận quà tặng (Gift Code) trong mục này.

  3. Support: chứa các câu hỏi thường gặp (FQAs), tài liệu hướng dẫn, đặt biệt là phần Open Tickets giúp bạn tạo tickets yêu cầu nhân viên Vultr hỗ trợ khi gặp vấn đề (Lưu ý Vultr không giúp bạn xử lý các vấn đề phần mềm, họ chỉ hỗ trợ phần cứng và kinh doanh)

  4. Affiliate: các thông tin để bạn tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Vultr.

  5. Account: Thông tin tài khoản của bạn, bạn có thể đổi mật khẩu đăng nhập, thêm ngời dùng, sửa thông tin thanh toán, thông tin thẻ tại đây (lưu ý bạn không thể xóa thông tin thẻ ngân hàng, tài khoản Paypal tại Vultr, bạn chỉ có thể thay bằng thông tin khác, nhưng các thông tin cũ vẫn lưu lại để họ phòng ngừa bạn lạm dụng chương trình khuyến mãi cho người dùng mới).

2. Quản lý VPS Vultr

Để quản lý các VPS đang chạy, bạn chọn tab Servers, và làm việc trên các mục nằm ở Menu ngang trên cùng. Chúng ta sẽ xem qua từng mục cụ thể:





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

Phần Quản Lý Chung (1–9):

  1. Instances — Các gói VPS hiện có,bạn có thể quản lý từng VPS bằng cách nhấp vào dấu 3 chấm (số 10) để hiện ra Menu quản lý trực tiếp gói VPS này. Chúng ta sẽ xem kỹ trong mục số 10.

  2. Snapshots — Là tính năng miễn phí tuyệt vời chỉ có ở Vultr, tại đây có các bản chụp VPS (qua dịch vụ sao lưu hoặc từ VPS khác) để bạn có thể restore lên các gói VPS hiện tại.

  3. SO — Một tính năng tuyệt vời nữa của Vultr, bạn có thể tự cài các hệ điều hành lên VPS bằng cách upload file .ISO lên Vultr.

  4. StartUp Scripts — Chứa các chương trình khởi động để tùy biến VPS

  5. SSH Keys-Các khóa bảo mật theo giao thức SSH để bạn có thể đăng nhập an toàn vào VPS thay vì dùng mật khẩu root user. Bạn có thể thêm hay xóa SSH Keys tại đây.

  6. DNS — Nếu ban muốn dùng dịch vụ DNS (Domain Name Server) của Vultr thay vì của các nhà cung cấp Domain thì bạn có thể tạo tại đây.

  7. Backups — Sao lưu VPS của bạn, tính năng này chỉ kích hoạt nếu bạn chọn tùy chọn Auto Backup ($1/tháng) ở bước 4 của phần A — Tạo VPS Vultr.

  8. Block Storage — Chứa các gói lưu trữ SSD,nếu bạn có nhu cầu sử dụng thêm ổ cứng thì mua thêm từ Vultr. Tính năng này chỉ đang thử nghiệm và hiện Vultr miễn phí 50GB SSD lưu trữ ở location New Jersey.

  9. Reversed IPs — Chứa danh sách các IPs mua thêm tại Vultr (giá $2/tháng/IP). Mặc định khi tạo mỗi VPS chỉ được miễn phí 1 IPv4 và 1 IPv6.

  10. Hướng dẫn về Menu thao tác trực tiếp lên VPS (Số 10)

1. View Console

Mở giao diện dòng lệnh để bạn thao tác trên hệ điều hành nhân Linux, chúng ta sẽ dùng các lệnh Linux (Bash) để cài đặt, quản lý hệ điều hành, web server và các websites chạy trên VPS bằng View Console. Để làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp, chúng ta nên dùng các phần mềm PuTTY, ZOC Terminal thay vì dùng Console.





Review Tổng quan về ưu điểm của VPS Vultr, nhược điểm của VPS Vultr

2. Server Stop

Lưu ý bạn vẫn bị tính tiền khi stop vì thực tế phần tài nguyên VPS này vẫn là của bạn, khi cần bạn có thể start bất kỳ lúc nào. Chúng ta thường Stop Server khi cần thay đổi mật khẩu Root User hay cần Scale (mở rộng) tài nguyên VPS.

3. Server Restart

Tính năng này giống như nhấn nút reset khởi động lại máy tính, bạn thực hiện khi cần thay đổi các thông số quan trọng trong hệ điều hành. Tuy nhiên,chúng ta nên dùng lệnh Linux để Restart VPS thay vì dùng tính năng này để tránh gây lỗi phần mềm.

4. Server ReInstall

Cài lại hệ điều hành mới…ví dụ hệ điều hành của bạn bị lỗi khi sử dụng, thay vì dùng tính năng restore bản backups, bạn muốn có một bản mới hoàn toàn thì chọn cái này để cài lại hệ điều hành bạn muốn. Lưu ý mọi dữ liệu sẽ bị mất khi dùng cái này.

5. Server Destroy

Xóa VPS, khi bạn làm việc này, mọi dữ liệu sẽ bị mất, phần tài nguyên VPS sẽ không còn là của bạn nữa. Bạn phải tạo lại VPS mới nếu muốn dùng tiếp. Ta chỉ dùng tính năng này khi không cần dùng VPS nữa, xóa đi và bạn sẽ không bị Vultr tính tiền gói VPS đã xóa. (Nếu bạn chỉ tạo VPS để vọc chứ chưa cần chạy các websites liên tục, hãy xóa VPS sau khi vọc để khỏi bị tính tiền theo giờ)

Các tìm kiếm liên quan đến vps vultr

  1. vps vultr free

  2. vps vultr là gì

  3. giá vps vultr

  4. login vps vultr

  5. vultr signin

  6. vultr com 1

  7. vultr coupon

  8. vultr.com login

Đăng ký VPS Vultr gía rẻ tại đây: bit.ly/VultrSale

Đánh giá

Comentários


ma-giam-gia-aa.png
file.jpg
bottom of page