Có lẽ phụ nữ ăn kiêng đã nghe nhiều đến keto, low-carb, dukan… nhưng lạ lẫm hẳn với cụm từ “kiềm hóa” cơ thể. Vậy chế độ này là gì, tại sao lại được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật?
Sự mất cân bằng kiềm trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh
Sự cân bằng axit-kiềm trong dịch cơ thể là một yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, các chất hóa học trong máu thường có tính kiềm nhẹ trong khoảng 7,365 – 7,4. Lúc này, thận sẽ làm nhiệm vụ lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài để lượng kiềm luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nồng độ kiềm trong máu thường xuyên bị mất cân bằng để nồng độ axit “xâm chiếm” cơ thể, bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh như sỏi thận, loãng xương, viêm khớp, tiểu đường… và đặc biệt là ung thư. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ngày nay đều có tình trạng dư thừa axit trong cơ thể do ăn quá nhiều thực phẩm biến đổi gen và nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư và tình trạng dư thừa axit trong cơ thể. Cụ thể, mô ung thư có tính axit và mô khỏe mạnh có tính kiềm, nếu axit trên ngưỡng kiềm sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh”– Otto Heinrich Warburg, nhà sinh vật học nổi tiếng người Đức đoạt giải Nobel năm 1931 cho biết.
“Kiềm hóa” cơ thể – phương pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả
Nói chung, cách tốt nhất để giữ “cân bằng” giữa axit và kiềm trong máu là thực hành “kiềm hóa” cơ thể. Bằng cách ăn uống khoa học kết hợp với tập thể dục, chúng ta cần tăng lượng kiềm bổ sung vào cơ thể và giảm lượng axit. Nếu áp dụng thường xuyên, các tế bào gây bệnh sẽ mất môi trường sống có tính axit và không thể phát triển thêm nữa.
Tuy nhiên, chế độ ăn ngày nay thường chứa tới 80% thực phẩm có tính axit và 20% là kiềm, dễ gây hại cho sức khỏe và tạo điều kiện cho bệnh tật xâm nhập. Vì vậy, hãy làm ngược lại, ăn 80% thực phẩm kiềm và hạn chế tối đa thực phẩm có tính axit để cân bằng lượng kiềm.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm có tính kiềm hàng đầu được các chuyên gia công nhận, bạn cần ăn thường xuyên để phòng bệnh:
1. Rau và trái cây
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, hầu hết tất cả các loại rau đều có tính kiềm. Chỉ cần ăn nhiều rau hơn, bạn có thể giúp cơ thể chuyển sang chế độ ăn kiêng kiềm và giảm lượng axit trong cơ thể. Một số loại rau như rau bina, rau lá xanh, rau mùi tây, cải xoăn, rong biển… đều cho thấy khả năng kiềm hóa vượt trội.
Các loại rau chỉ nên luộc chín, không nên luộc quá kỹ vì dễ mất chất dinh dưỡng.
Nhưng hãy nhớ rằng, chế biến các loại rau này càng đơn giản càng tốt để giữ lại dinh dưỡng của chúng. Tốt nhất nên ăn sống, luộc, hấp hoặc nấu chín, đặc biệt tránh chiên quá kỹ. Bạn cũng có thể xay thành nước ép hoặc chế biến thành trà cũng rất bổ dưỡng.
2. Một số loại hạt
Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, hạt vừng là một trong số ít những loại hạt có tính kiềm mạnh. Hầu hết tất cả các loại hạt khác đều có tính axit nhẹ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải hạn chế ăn. Bên cạnh đó, các loại dầu làm từ hạt cũng được coi là trung tính nên phải sử dụng vừa phải để tránh gây hại cho sức khỏe.
3. Trái cây
Giống như rau, hầu hết các loại trái cây đều rất kiềm. Một số trường hợp ngoại lệ như việt quất, lê và mận có tính axit cao nên bạn nên hạn chế ăn. Trái cây nên được ăn sống thay vì nấu chín vì nhiệt sẽ phá vỡ các vitamin.
Chanh là một trong số ít loại trái cây có tính kiềm cao nhưng lại rất rẻ và phổ biến.
Một số loại trái cây như dưa, chanh, chà là, sung, nho khô… ăn sống hoặc chế biến thành nước ép đều giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả. Ngay cả giấm táo – một sản phẩm từ táo, được coi là có hiệu quả như một loại thuốc bổ kiềm hóa.
4. Dừa
Dừa là một loại thực phẩm vô cùng đặc biệt bởi chúng sở hữu khả năng kiềm hóa cơ thể một cách “thần kỳ”. Bạn có thể uống nước dừa, ăn cơm dừa, dùng dầu dừa hoặc nấu nước cốt dừa… đều giúp kiềm dầu mà không sợ mất dinh dưỡng. Ngoài ra, dừa còn cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy quá trình giảm cân tốt hơn nhiều loại trái cây khác.
5. Nước lọc
Có lẽ nước lọc chúng ta uống hàng ngày là thực phẩm hiếm hoi vừa rẻ, vừa bổ, vừa có tính kiềm. Chỉ cần một ngày uống đủ 8 cốc nước (khoảng 2 lít), bạn sẽ hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, ion cũng như các hoạt động tâm lý, sinh lý cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn giúp cân bằng nội môi và giải độc. Nên tránh dùng soda vì chúng tạo ra môi trường axit gây ra hàng loạt bệnh tật.
Uống nước là một trong những cách dễ nhất để kiềm hóa cơ thể.
Điều quan trọng là hạn chế ăn thức ăn có tính axit để không gây mất cân bằng kiềm
Như đã đề cập, một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm có tính axit có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, để duy trì mức độ kiềm cao trong cơ thể, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính axit sau:
– Các loại thịt
– Rượu, bia, nước ngọt hoặc đồ uống có ga
– Muối tinh
– Các sản phẩm từ sữa
– Thuốc lá
– Quả bí ngô
– Quả hạch
Theo Ecowatch, Remedyoilonline
.
Đánh giá
Comments